Nội dung bài viết:

    IMC Plan là gì?

    Tại sao doanh nghiệp cần IMC Plan?

    Cách lập IMC Plan hiệu quả

 

Thị trường ngày nay cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết. Giữa vô vàn thương hiệu cùng tiếng nói, làm thế nào để doanh nghiệp của bạn nổi bật và thu hút khách hàng? Câu trả lời chính là IMC Plan - Kế hoạch Truyền thông Marketing Tích hợp. Hãy cùng TRÒN khám phá qua bài viết dưới đây.

IMC Plan là gì?

IMC Plan viết tắt của Integrated Marketing Communication (hay Kế hoạch Truyền thông Marketing Tích hợp) là quá trình thống nhất thông điệp của một thương hiệu để làm cho nó nhất quán trên tất cả các phương tiện truyền thông mà thương hiệu sử dụng để tiếp cận đối tượng mục tiêu. Đó là một cách tiếp cận chiến lược hướng dẫn giao tiếp và chiến thuật được sử dụng trên tất cả các kênh tiếp thị.

Tại sao doanh nghiệp cần IMC Plan?

1. Cần sự nhất quán trong suốt hành trình của khách hàng:

Khi chuẩn bị mua thứ gì đó, khách hàng hay cả chúng ta thường nghĩ về lần đầu tiên nghe đến thương hiệu của sản phẩm, bản thân sản phẩm đó và cách khách hàng đi đến quyết định mua hàng.

 

Ngoài hàng hóa thiết yếu trong cuộc sống, rất có thể khách hàng sẽ không mua sản phẩm ngay lần đầu nhìn thấy nó. Họ thường trải qua toàn bộ hành trình mua hàng, có thể được thực hiện từ đầu đến cuối trong cùng một ngày (như quần áo, mỹ phẩm, giày dép,...) nhưng cũng có thể kéo dài vài năm (ô tô, nhà….). Quá trình mua hàng của khách hàng có thể được mô tả qua sơ đồ dưới đây:

Về nguyên tắc, việc tăng lượng khách hàng rất cơ bản: thu hút càng nhiều người truy cập kênh tiếp thị càng tốt và giảm thiểu rò rỉ giữa việc chuyển giao giữa các kênh. Tất nhiên, để doanh nghiệp có thể đạt được điều đó phức tạp hơn nhiều. Vì vậy, việc đưa ra nhận định và các cách thức sử dụng IMC Plan mới được đưa ra để nhằm giải quyết vấn đề này của các doanh nghiệp. Giao tiếp với khách hàng một cách nhất quán và dễ nhận biết trên tất cả các kênh tiếp thị của bạn sẽ tạo ra một hành trình mua hàng suôn sẻ trong toàn bộ kênh tiếp thị.

 

Lý tưởng nhất khi doanh nghiệp muốn xây dựng các liên kết về sản phẩm và thương hiệu mà doanh nghiệp tạo trong giai đoạn Nhận thức và hướng dẫn khách hàng tiềm năng tìm hiểu sâu hơn trong kênh. Đây là điều mà IMC đóng góp phần lớn.

 

2. IMC hỗ trợ xây dựng thương hiệu:

Bên cạnh việc có thể tạo ra một sự nhất quán trong nhận thức của khách hàng. IMC Plan còn có thể từ việc giao tiếp một cách nhất quán và dễ nhận biết để xây dựng thương hiệu. Nếu doanh nghiệp muốn mọi người kết nối các điểm giữa tất cả các chiến dịch của mình để xây dựng và củng cố tập hợp các liên kết mà họ có với thương hiệu, hãy khám phá điều này khi xây dựng IMC Plan.

 

Bây giờ rõ ràng là doanh nghiệp nên cố gắng truyền tải đúng thông điệp vào đúng thời điểm. Nhưng chìa khóa để xây dựng thương hiệu nằm ở việc gắn liền với mọi hoạt động truyền thông của doanh nghiệp bằng mã thương hiệu để tăng tính khác biệt.

 

Mã thương hiệu hoặc dấu ấn đặc biệt là bất cứ thứ gì mà doanh nghiệp thường xuyên sử dụng trong hoạt động truyền thông của mình. Vậy mã thương hiệu có thể kết hợp với IMC như thế nào? Đồng nhất tất cả các chiến dịch marketing của doanh nghiệp theo mã thương hiệu sẽ là một phần trong IMC Plan. Bằng cách đó, doanh nghiệp có thể liên kết tốt hơn tất cả các chiến dịch của mình với nhau, duy trì sự nổi bật và củng cố hình ảnh thương hiệu của mình.

 

Mã thương hiệu phổ biến nhất là logo. Công ty nào cũng có một cái. Tuy nhiên, chỉ riêng logo thôi thì không đủ. Hầu hết các công ty cũng có những phong cách hình ảnh nhất định. Doanh nghiệp nên cố gắng có tổng cộng từ 3 đến 5 mã thương hiệu.

 

Cuối cùng, khi doanh nghiệp bắt đầu nghĩ rằng mình đang đưa quá nhiều mã thương hiệu vào các chiến dịch marketing của mình, hãy thêm mã thương hiệu nhiều hơn nữa. Với góc nhìn là chủ sở hữu, doanh nghiệp sẽ nhận thức điều này khác với đối tượng mục tiêu. Điều khiến doanh nghiệp nhàm chán khi thấy quá nhiều có thể chỉ là cái nhìn đầu tiên để mọi người liên tục chú ý đến thương hiệu.

 

3. Sử dụng hợp lý các kênh tiếp thị giúp nâng cao hiệu quả chiến dịch:

IMC Plan khiến doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về những kênh tiếp thị mà doanh nghiệp đang tham gia và cách mình sử dụng chúng. Hiện nay có vô số cách để tiếp cận mọi người trên cả trực tuyến lẫn trực tiếp. Nhưng doanh nghiệp thường không sử dụng hiệu quả các kênh tiếp thị của mình. Doanh nghiệp thật sự không thể bán được hàng trên Tiktok nếu không tổ chức bất kỳ buổi livestream nào hoặc không đăng tải bất kỳ video thú vị nào về sản phẩm của mình. Hoặc doanh nghiệp đăng quá nhiều video lên trang Facebook của mình khi không gắn bất kỳ liên kết nào đến sàn thương mại điện tử khác.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên cố gắng có được sự nhận diện lớn trên tất cả các kênh và phương tiện truyền thông có liên quan. Nghiên cứu cho thấy  càng có nhiều kênh truyền thông kết hợp thì chiến dịch càng có khả năng hiệu quả hơn. 

 

4. IMC góp phần củng cố các kênh marketing lẫn nhau:

Khi doanh nghiệp liên kết các kênh marketing đúng cách, các kênh này có khả năng giúp nhau trở nên mạnh mẽ hơn khi doanh nghiệp phát triển. Khái niệm “bánh đà tiếp thị” này đã được phổ biến rộng rãi bởi Rand Fishkin được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Khi các kênh tiếp thị của doanh nghiệp được tích hợp một cách hợp lý, doanh nghiệp có thể dựa vào hiệu ứng bánh đà này. Động lực tiếp thị chính đằng sau sự tăng trưởng của doanh nghiệp là hiệu quả tổng hợp lâu dài của tiếp thị truyền miệng kết hợp với SEO và tiếp thị nội dung.

Cách lập IMC Plan hiệu quả

1. Xác định mục tiêu truyền thông:

Mục tiêu truyền thông là yếu tố then chốt quyết định thành công của IMC Plan. Mục tiêu cần cụ thể, đo lường được, khả thi, thực tế và có thời hạn (SMART). Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng mục tiêu mà mình muốn đạt được thông qua chiến dịch truyền thông, ví dụ như tăng nhận thức thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng hay thúc đẩy doanh số bán hàng.

Ví dụ:

  • Tăng nhận thức thương hiệu: Tăng tỷ lệ người biết đến thương hiệu X lên Y% trong vòng Z tháng.
  • Thu hút khách hàng tiềm năng: Tăng lượng truy cập website lên X lượt/tháng.
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng: Tăng doanh thu bán hàng sản phẩm X lên Y% trong Z tháng.

 

2. Xác định đối tượng mục tiêu (TA):

Doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ có những đặc điểm, nhu cầu và hành vi như thế nào. Doanh nghiệp cần phân tích rõ ràng về nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, thu nhập,...) tâm lý học (nhu cầu, sở thích,...) và hành vi (thói quen mua sắm, sử dụng mạng xã hội,...) của TA. Việc xác định TA chính xác giúp doanh nghiệp lựa chọn kênh truyền thông phù hợp và xây dựng thông điệp hiệu quả.

Ví dụ: TA của thương hiệu mỹ phẩm Lancome là phụ nữ trẻ tuổi, có thu nhập cao, quan tâm đến làm đẹp và thường xuyên mua sắm trực tuyến.

 

3. Xác định insight:

Insight là những hiểu biết sâu sắc về khách hàng mục tiêu, những điều mà họ mong muốn, lo lắng hoặc quan tâm. Việc khai thác insight giúp doanh nghiệp tạo ra thông điệp truyền thông có khả năng thu hút và tạo sự kết nối với khách hàng.

Ví dụ: Insight của TA thương hiệu Laneige là họ mong muốn sở hữu làn da đẹp nhưng không có nhiều thời gian chăm sóc da.

4. Xác định Big idea của chiến dịch:

Big idea là ý tưởng chủ đạo của chiến dịch truyền thông, là yếu tố giúp chiến dịch trở nên độc đáo và khác biệt. Big idea cần thể hiện được bản sắc thương hiệu và truyền tải thông điệp một cách sáng tạo, ấn tượng.

Ví dụ: Big Idea này của Vinamilk tuy không quá mới lạ nhưng lại gây sức ảnh hưởng lớn bởi lời bài hát vui tươi, dễ nhớ “Trăm phần trăm, trăm phần trăm, sữa tươi nguyên chất trăm phần trăm”. Chiến dịch này chính là bước ngoặt mở đầu thành công trong quá trình quảng bá thương hiệu của Vinamilk.

5. Xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể:

Doanh nghiệp cần xác định các kênh truyền thông phù hợp, xây dựng nội dung cụ thể cho từng kênh, lên kế hoạch thực hiện và phân bổ ngân sách cho từng hoạt động.

  • Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp: Quảng cáo (TV, báo chí, internet,...), PR (Tổ chức sự kiện, viết bài PR,...), Marketing trực tuyến (SEO, SEM, mạng xã hội,...), bán hàng trực tiếp (Cửa hàng, đại lý,...)
  • Xây dựng nội dung cho từng kênh: Nội dung cần phù hợp với kênh truyền thông và thu hút sự chú ý của TA. Ví dụ: Video quảng cáo ngắn gọn, hấp dẫn trên Tiktok; bài viết blog chia sẻ bí quyết làm đẹp trên website; hình ảnh sản phẩm đẹp mắt trên Instagram.
  • Lên kế hoạch thực hiện: Xác định thời gian thực hiện, lịch trình cụ thể cho từng hoạt động. Sau đó, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân hoặc bộ phận phụ trách.
  • Phân bổ ngân sách: Dựa vào ngân sách tổng thể của chiến dịch và hiệu quả của từng kênh truyền thông để phân bổ ngân sách hợp lý.

 

6. Đánh giá hiệu quả:

  • Theo dõi các chỉ số KPI (Key Performance Indicator) như tỷ lệ tiếp cận, tỷ lệ chuyển đổi, mức độ nhận thức thương hiệu,...
  • So sánh kết quả thực tế với mục tiêu đề ra để đánh giá hiệu quả của chiến dịch.
  • Rút ra bài học kinh nghiệm để cải thiện chiến lược truyền thông trong tương lai.

IMC Plan là một công cụ vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp "thức tỉnh" tiềm năng thương hiệu và đạt được thành công trong marketing. Tuy nhiên để có thể lập được một IMC Plan hiệu quả thì không hề dễ dàng. Hãy dành thời gian nghiên cứu, lập kế hoạch và thực hiện IMC Plan hiệu quả để đưa doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới.

 

Xem thêm:

CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU: BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG TỪ NHỮNG GÃ KHỔNG LỒ

HƠN 90% DOANH NGHIỆP ĐÃ KHÔNG “MẤT TIỀN OAN” NHỜ ÁP DỤNG SHOPPERTAINMENT THEO CÁCH NÀY!

XU HƯỚNG DIGITAL COMMERCE 2024

 

---

[ENGLISH BELOW]

 

  Article Content:

    What is an IMC Plan?

    Why Do Businesses Need an IMC Plan?

    How to Create an Effective IMC Plan

 

In today's fiercely competitive market, standing out and attracting customers amid countless brands and voices is more challenging than ever. The answer lies in an IMC Plan - Integrated Marketing Communication Plan. Let's explore with TRÒN this through the following article.

What is an IMC Plan?

IMC Plan, short for Integrated Marketing Communication, is the process of unifying a brand's message to make it consistent across all media channels the brand uses to reach its target audience. It's a strategic communication approach guiding communication and tactics used across all marketing channels.

Why Do Businesses Need an IMC Plan?

1. Need for Consistency Throughout the Customer Journey:

When considering a purchase, customers often think about their initial encounter with the brand, the product itself, and how they come to the purchasing decision. Apart from essential goods, customers may not buy a product the first time they see it. They often go through the entire buying journey, which can range from same-day purchases like clothes, cosmetics, shoes, to longer-term purchases like cars, houses, etc. The customer's buying journey can be described as follows:

In principle, increasing customer volume is basic: attracting as many visitors to marketing channels as possible and minimizing leakage between channel transitions. However, achieving this for businesses is much more complex. Hence, the need for insights and approaches offered by IMC Plans to address this issue. Consistently communicating with customers and being recognizable across all your marketing channels will create a smooth buying journey throughout the entire marketing channel.

 

Ideally, businesses want to build product and brand connections during the Awareness stage and guide potential customers to delve deeper into the channel. This is where IMC contributes significantly.

 

2. IMC Supports Brand Building:

Besides ensuring consistency in customer perception, IMC Plans can also help build the brand by communicating consistently and distinctly. If a business aims to connect the dots between all its campaigns to build and reinforce the connections they have with the brand, exploring this while building an IMC Plan is crucial.

 

Now, it's clear that businesses should strive to convey the right message at the right time. But the key to building a brand lies in integrating with all of the business's communication activities using brand codes to increase differentiation.

 

The brand code or unique identifier is anything the business frequently uses in its communication activities. So how does the brand code align with IMC? Aligning all of a business's marketing campaigns to the brand code will be part of the IMC Plan. This way, the business can better link all its campaigns, maintain visibility, and reinforce its brand image.

The most common brand code is the logo. Almost every company has one. However, just having a logo is not enough. Most companies also have specific image styles. Businesses should strive to have a total of three to five brand codes.

 

Finally, when a business starts to feel it's introducing too many brand codes into its marketing campaigns, consider adding even more. From the owner's perspective, the business will perceive this differently from the target audience. What makes a business feel bored when seeing too many may just be the first impression for people to continuously pay attention to the brand.

 

3. Using Marketing Channels Effectively Enhances Campaign Effectiveness:

IMC Plans make businesses reconsider the marketing channels they're involved in and how they use them. There are countless ways to reach people both online and offline today. But businesses often don't use their marketing channels effectively. A business can't sell on TikTok if it doesn't organize any live streams or post any interesting videos about its products. Or a business posts too many videos on its Facebook page without linking to other e-commerce platforms.

Furthermore, businesses should strive to have a large presence on all relevant channels and media. Research shows that the more integrated communication channels there are, the more effective the campaign becomes.

 

4. IMC Contributes to Reinforcing Mutual Marketing Channels:

When a business links its marketing channels correctly, these channels can help each other become stronger as the business grows. This “marketing flywheel” concept has been widely popularized by Rand Fishkin, as illustrated in the diagram below:

When a business's marketing channels are integrated properly, it can rely on this flywheel effect. The driving force behind business growth is the long-term compounded effectiveness of word-of-mouth marketing combined with SEO and content marketing.

How to Create an Effective IMC Plan

1. Determine Communication Objectives:

Communication objectives are the key determinant of an IMC Plan's success. Objectives need to be specific, measurable, achievable, realistic, and time-bound (SMART). Businesses need to clearly define the objectives they want to achieve through their communication campaigns, such as increasing brand awareness, attracting potential customers, or boosting sales.

Example:

  • Increasing Brand Awareness: Increase brand X's awareness rate by Y% within Z months.
  • Attracting Potential Customers: Increase website traffic to X visits per month.
  • Boosting Sales: Increase product X's sales revenue by Y% within Z months.

 

2. Identify the Target Audience (TA):

Businesses need to understand who their target customers are, their characteristics, needs, and behaviors. Businesses need to analyze the demographics (age, gender, income, etc.), psychographics (needs, preferences, etc.), and behaviors (shopping habits, social media usage, etc.) of their TA. Accurately identifying the TA helps businesses choose appropriate communication channels and develop effective messages.

Example: The TA for the Lancome cosmetics brand is young women with high incomes, interested in beauty, and frequently shop online.

 

3. Identify Insights:

Insights are deep understandings of the target customers, what they desire, worry about, or care about. Exploiting insights helps businesses create communication messages that are engaging and connect with customers.

Example: The insight for the Laneige brand is that customers want to have beautiful skin but don't have much time for skincare.

4. Determine the Campaign's Big Idea:

The big idea is the main concept of the communication campaign, the element that makes the campaign unique and different. The big idea should reflect the brand's essence and creatively convey the message.

Example: This big idea of Vinamilk may not be entirely new but it has a significant impact due to the catchy and memorable song lyrics "100%, 100%, 100% pure fresh milk". This campaign marked a successful beginning in Vinamilk's brand promotion journey.

 

5. Develop a Specific Implementation Plan:

Businesses need to identify suitable communication channels, develop specific content for each channel, plan and schedule activities, and allocate budgets for each activity.

  • Choosing suitable communication channels: Advertising (TV, print media, internet, etc.), PR (event organization, writing PR articles, etc.), Online Marketing (SEO, SEM, social media, etc.), Direct Sales (stores, agents, etc.).
  • Developing content for each channel: Content needs to be tailored to the communication channel and attract the TA's attention. For example, short and catchy advertising videos on TikTok; blog posts sharing beauty tips on the website; eye-catching product images on Instagram.
  • Planning implementation: Determine the implementation time, specific schedule for each activity. Then, assign tasks to individuals or departments.
  • Budget allocation: Based on the overall budget of the campaign and the effectiveness of each communication channel, allocate the budget reasonably.

 

6. Evaluate Effectiveness:

  • Monitor Key Performance Indicators (KPIs) such as reach rate, conversion rate, brand awareness, etc.
  • Compare actual results with set objectives to evaluate the campaign's effectiveness.
  • Draw lessons learned to improve communication strategies in the future.

An IMC Plan is a crucial tool that helps businesses awaken their brand potential and achieve marketing success. However, creating an effective IMC Plan is not easy. Take the time to research, plan, and implement an effective IMC Plan to elevate your business to new heights.

 

See more:

BRAND STRATEGY: SUCCESS SECRETS FROM INDUSTRY GIANTS

OVER 90% OF BUSINESSES HAVE NOT "LOST MONEY UNJUSTLY" THANKS TO APPLYING SHOPPERTAINMENT THIS WAY!

DIGITAL COMMERCE TRENDS 2024

 TRÒN HOUSE